Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là gì?
Mục lục nội dung
Mặc dù IMF đơn thuần chỉ trao đổi với các Chính phủ, chính sách và hành động của nó có một ấn tượng sâu sắc đối với kinh doanh toàn thế giới. Ảnh hưởng và tác động của nó ngày càng gia tăng. Trước khi giải thích lời khẳng định đó, chúng ta nên quan sát sơ lược các mục tiêu và hoạt động của quỷ này và cách thức phát triển của họ.
Các điều khoản thỏa thuận của IMF được hội nghị BRETTON WOODS chấp nhận năm 1944, Trong các điều khoản chung, các mục tiêu của quỹ này là:
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế
- Thiết lập một hệ thống quốc tế ổn định
- Thiết lập thanh toán đa biến
1. Hoạt động tín dụng của quỹ
- Chỉ cho vay để bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán của nước hội viên.
- Không cho vay trong trường hợp nước hội viên còn nợ quá hạn đối với quỹ.
- Mức cho vay theo tỉ lệ đóng góp nhưng cũng có trường hợp gấp 4,4 lần so với vốn đóng góp.
- Việc cho vay của quỹ tạo uy tín cho nước hội viên trong quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Mỗi quốc gia thành viên có quyền hạn ngang bằng với số lượng tiền đóng góp vào IMF. Quyền biểu quyết tại các kỳ họp của IMF được ước định tùy theo cỡ mức đóng góp, số lượng tiền một thành viên có thể rút ra có liên quan đến số lượng đóng góp của họ.
Thỏa ước của IMF được tiến hành trước khi hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc, khi Liên Hiệp Quốc hình thành, quỹ đã thiết lập quan hệ với Liên Hiệp Quốc bằng một thỏa ước. Thỏa ước này để duy trì sự độc lập của quỹ, điều đó được chứng minh cho nhu cầu độc lập về quản lý tiền tệ.
2. Quyền lực to lớn của IMF
Trong số các điểu trao quyền cho IMF có điều khẳng định IMF "thực hiện quyền giám sát vững chắc đối với chính sách về tỷ giá ngoại hối" của các thành viên. Có một số người cảm thấy rằng quyền giám sát mới này có thể cho phép quỹ tiến đến vị trí trên thế giới mà các ngân hàng Trung ương của quốc gia chiếm cứ. Dĩ nhiên điều ấy phải đòi hỏi sự giao lại phần lớn chủ quyền của các quốc gia thành viên, mà nhiều chính phủ sẽ phải kháng cự một cách quyết liệt.
Sự giám sát vững chắc có thể cho phép IMF gây ảnh hưởng hoặc ngay cả sai khiến các chính sách tiền tệ và tài chính của các quốc gia có nền kinh tế vững vàng,
Một nhà cho vay phát triển vì sự gia tăng lớn lao về giá dầu mỏ, sự thiếu hụt về cán cân thanh toán của nước kém phát triển không có nguồn lợi dầu mỏ tăng vọt trong những cuối năm 1970 và đẩu những năm 1980. IMF nhảy vào trong tình trạng này, cho vay các khoản tiền lớn hơn với thời gian dài hơn và với mục đích khác hơn sự điều chỉnh cán cân thanh toán tạm thời. Các khoản vay được dùng trong các dự án phát triển dài hạn sẽ do Ngân hàng Thế Giới đánh giá, mà đang cho các khoản vay nhiều năm như thế.
Một người vay thị trường Trước năm 1981, IMF nhận tất cả các vốn đóng góp từ các quốc gia thành viên hoặc mượn trực tiếp từ các nước thành viên. Nguồn tài chính của quỹ từ vốn định góp của thành viên tăng từ 65,9 tỷ USD năm 1980 đến khoảng 150 tỷ vào cuối năm 1988. Trong năm 1981, quỹ được quyền vay tiền trong các thị trường vốn của thế giới.
Khủng hoảng nợ thế giới và IMF khi các nước không thể trả nợ tới hạn (không khả năng chi trả nợ) thỉnh thoảng các món nợ được cho khất lại để họ có thêm thời gian chi trả (khất nợ). Các món nợ của PERU, ZAIRE, và TURKEY nằm trong số những nước được cho khất nợ.
Khỉ thay đổi Chính phủ, các nước đôi khi từ chối không trả nợ do chính phủ trước mượn, các chính phủ mới thoái thác không chịu công nhận món nợ cũ. Việc này xảy ra khi các chính phủ nước Cộng sản nắm quyền tại Liên Bang Xô Viết, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cu Ba.
Trước năm 1981 những sự khất nợ và thoái thác trả nợ như thế tương đối không phổ biến. Nhưng sau đó đầu tiên là Ba Lan và các quốc gia trong khối Xô Viết, rồi đến MEXICO, kế là BRAZIL, ARGENTINA và các nước châu Mỹ La Tinh khác cũng như các nước ở châu Phi và châu Á, do thiếu hụt về tài chính, không thể chi trả được nợ nên đã cố tình trì hoãn trả các món nợ vay trước đó.
Bất hạnh về kinh tế và tài chính? Một số quan sát viên dự đoán những sự thoái thác không trả nợ khổng lồ, những thất bại của Ngân Hàng, sự tan vỡ mậu dịch thế giới, sự suy thoái nghiêm trọng với tỷ lệ thất nghiệp cao. Các món nợ của các nước đang phát triển không thuộc các nước OPEC tổng số lên tới khoảng 520 tỷ Dollar vào cuối năm 1982. Một sự khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra đối với cả IMF và các nước không trả nợ được.
Gia nhập IMF: Trong khi Mexico đang thương lượng khẩn cấp về món tiền vay IMF vào tháng 11/1982, thì họ đang chuẩn bị lễ nhậm chức tổng thống mới vào tháng 12. Tổng thống sắp ra đi không muốn dự phần vào các chương trình khắt khe do IMF nài nỉ, và vị Tổng thống sắp tới không có quyền hạn chính thức cho tới tháng 12. JACQUES DE LAROSIERE, Giám đốc điều hành của IMF, đã tác động cho 2 vị Tổng thống tham gia cộng tác với nhau.
Các vấn đề của De Larosiere chưa chấm dứt ở đó. Khoảng 1400 Ngân hàng tín dụng lớn nhỏ chủ nợ của Mexico không muốn làm gì thêm với Mexico, nên ông đã yêu cầu triệu tập cuộc họp các chủ nợ tại NEW YORK, tại đó ông đã cảnh cáo thẳng thừng với họ rằng nếu không dàn xếp được 5 tỷ Dollar cho Mexico vay IMF có thể sẽ rút lui. Như vậy có thể họ sẽ mất toàn bộ khoản tiền đã cho vay. Các trái chủ buộc phải tham gia vào kế hoạch của IMF.
Mặc dù nỗ lực của IMF, các Ngân hàng tư nhân, các quốc gia và các cơ sở kinh doanh là con nợ và chủ nợ, mức độ tiến triển trong vấn đề giải quyết vấn đề nợ nần trên thế giới còn chậm chạp và không đồng nhất. Hoa Kỳ trở thành một nước con nợ lớn nhất thế giới năm 1986, có những người ngoại quốc năm 107,4 tỷ Dollar. 17 nước mắc nợ chủ yếu có món nợ nước ngoài khoảng 445,9 tỷ Dollar vào cuối năm 1987.
3. Doanh vụ vàng của IMF hỗ trợ các nước kém phát triển
Một ảnh hưởng có dự định để làm tăng quyền lực IMF là khả năng sẵn có về quyền rút tiền đặc biệt (SRRs đã bàn bạc ở chương 5) là vai trò bị suy giảm của vàng và Dollar Mỹ. Một bước trong chiều hướng đó được tiến hành năm 1976, khi IMF lần đầu tiên tổ chức một loạt doanh vụ từ cổ phiếu vàng của mình. Các doanh vụ ấy kéo dài trong giai đoạn 4 năm và kết thúc vào tháng 5/1980, kết quả là 1/6 cổ phiếu này được bán ra. 1/6 khác thì trả về cho các nước thành viên.
Khoản tiền bắt nguồn từ các doanh vụ vàng của IMF được giữ trong 1 tài khoản gọi là Quỹ tín thác đặc biệt để dùng cho viện trợ tới các nước kém phát triển. Quỹ tín thác này chấm dứt vào năm 1981, thời điểm mà 400 triệu Dollar tiền thu nợ cả vốn lẫn lời được chuyển sang 1 cơ sở tài trợ vốn bổ sung của quỹ. Các khoản tiền ấy cộng với thu nhập của các khoản thu nợ của quỹ tín thác suối năm 1991, được trao cho cơ sở điều chỉnh cơ cấu (SAF). Vào năm 1986, có sự cộng tác điều hành của Ngân Hàng Thế Giới với IMF mà biểu hiện là sự đóng góp các quỹ IDA của họ cho SAF.
Việc này đã đánh dấu sự cộng tác chính thức đầu tiên giữa Ngân Hàng Thế Giới và IMF. Có thêm khoản tiền của SAF không phải đơn thuần cho các nước kém phát triển nghèo hơn vay, Ngân Hàng và Quỹ làm việc chặt chẽ với các chính phủ nước vay nợ để phát triển các chương trình điều chỉnh cơ cấu và kinh tế vĩ mô trung hạn, giúp cho các nước này điều chỉnh lại sự sai lệch trong nền kinh tế của họ, phục hồi lại vị trí có thể thanh toán nợ được và thúc đẩy nhanh hơn sự tăng trưởng kinh tế.
Viết bình luận