Sự kiện phụ về kinh doanh
Một ứng dụng thực tiễn của định luật lợi điểm đối chiếu...
Sau khi chính quyền cộng sản tại Chi Lê bị lật đổ năm 1973, nhóm CÁC CHÀNG TRAI CHICAGO (một nhóm kinh tế gia người Chi Lê bảo thủ xuất thân từ trường đại học Chicago) bắt đầu việc giảm thuế nhập khẩu, trung bình khoảng 94%, để gây áp lực cho các nhà sản xuất trong nước giảm giá sản phẩm của họ để có thể cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu. Khi nền kinh tế Chi Lê đã được cải thiện thì dân Chi Lê bắt đầu trải qua nguồn lợi của việc thuế má thấp. Những người đi mua sắm có thể mua nước sốt cà chua nấm HEINZ và bia SCHLITZ trong các siêu thị, rồi đẩy chúng trên những xe đựng của Đức ra tận xe hơi sản xuất tại Ý của họ. Sản phẩm làm tại Chi Lê cũng rất rẻ - Bộ đồ trị giá 100$ được bày bán với giá 80$.
Điểm bất lợi của hành động trên dẫn đến tình trạng phá sản hoặc thu hẹp lĩnh vực hoạt động của một số hãng địa phương. Cho ví dụ, khi thuế nhập khẩu đánh trên một số đồ dùng giảm từ 100% đến 32%, một trong số các nhà sản xuất chủ yếu địa phương đã phải chịu lỗ 75% doanh thu.
"Chúng tôi sắp mất hết phần lớn công nghiệp về dụng cụ trang bị", ông ALVARO RARDON, thành viên 37 tuổi của nhóm Chicago BOYS, rồi đến giám đốc ngân hàng trung ương Chi Lê "kể cả công nghiệp điện tử và các nhà máy dây chuyền lắp ráp xe hơi của chúng tôi". Tuy thế, ông BARDON ít khi thất vọng. "Đó là các sản phẩm chúng ta cần nhập khẩu", ông nói "Chúng ta có nhiều thứ khác dựa trên sản phẩm nông trại của chúng ta, lâm trường của chúng ta, thủy sản của chúng ta và các tài nguyên khoáng sản của chúng ta mà chúng ta nên thực hiện vì chúng cung cấp cho ta một lợi điểm thiên nhiên hơn các quốc gia khác".
Trên thực tế, kinh tế gia Chi Lê này đang thừa nhận rằng chính sách mậu dịch thay thế nhập khẩu quốc gia (sản xuất hàng nội địa để giảm thiểu việc nhập khẩu) không có hiệu quả. Việc thay thế nhập khẩu tự mình đã làm mất đi sự thán phục trước đây và nhiều chính phủ của các nước đã thiết lập một chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Các nhà lãnh đạo chính phủ cũng đã lưu ý đến các thành công của các quốc gia mới công nghiệp hóa.
Để làm tăng sự xuất khẩu, các kinh tế gia đang thiết lập các chính sách để hỗ trợ các khu vực công nghiệp mà như Bardon đã khẳng định, có một lợi điểm tự nhiên, tức là nguồn cung ứng các yếu tố cho sản xuất rất phong phú, các nhà sản xuất có thể cạnh tranh về giá cả trên thị trường quốc tế. Nhưng, khi lợi điểm tự nhiên có hiệu quả, các nhà xuất khẩu cần một nền kinh tế ổn định hơn để hoạt động. Các nhà kinh tế đáp lại với các giải pháp truyền thông: Giảm chi tiêu của nhà nước, làm hạ thấp mức độ lạm phát dữ dội 131% (mức độ hàng năm trong khoảng từ 1971 và 1980) và xóa bỏ sự bảo hộ nhập khẩu mà nhiều nhà sản xuất đã hưởng được. Mức độ lạm phát thấp hơn có thể tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu có thể chào hàng với các mức giá ổn định phải chăng hơn và giúp cho giá thành sản phẩm hạ. Việc giảm thiểu chi tiêu công quỹ giúp cho sự giảm thấp mức độ lạm phát và có thể giảm bớt tệ nạn quan liêu, mà thường là nguyên do của việc chi tiêu phụ trội thật đáng kể trong kinh doanh. Làm giảm sự bảo hộ cho hàng nhập khẩu có thể buộc các nhà sản xuất địa phương giảm thấp giá thành sản phẩm họ, góp phần làm giảm thấp lạm phát, cung cấp nguồn hàng đầu vào. Nội địa với giá cả có thể cạnh tranh được cho nhà xuất khẩu và có thể như đã từng xảy ra ở Chi Lê, chuyển một số nhà sản xuất thành nhà xuất khẩu tự thân họ.
Các biện pháp này thành công như thế nào? Hàng xuất khẩu chắc chắn tăng - từ 14% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1965 lên đến 30% trong năm 1987. Tỷ lệ này đạt cao hơn ở Tây Đức, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đa số sản phẩm xuất khẩu tăng trưởng thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Hoa Kỳ. Vì mùa màng đối nghịch, Chi Lê có một lợi điểm tự nhiên trong thị trường này. Sự gia tăng xuất khẩu của ngành nông nghiệp cũng tạo ra sự giảm sút to lớn đối với hàng nhập khẩu nông nghiệp tại Chi Lê. Hàng ngũ cốc nhập khẩu giảm mạnh từ 1,7 triệu tấn năm 1974 xuống còn chí 0,26 triệu tân tại 1986. Bạn hãy thử tưởng tượng khoản ngoại tệ tiết kiệm được do việc giảm bớt kiểm soát giá, giảm chi tiêu nhà nước, tăng sự cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước đã giúp cho việc làm giảm mức lạm phát hàng năm từ 131 xuống 19,7% trong giai đoạn 1980 - 1987. Một chỉ số về hiệu quả công nghiệp gia tăng là sự tăng gấp đôi tổng sản lượng mỗi công nhân năm 1970.
Sự kiện trên phản ánh một ứng dụng thực tiễn các yếu tố quyết định về lý thuyết mậu dịch quốc tế - Định luật lợi điểm đối chiếu.
Tầm quan trọng đối với các doanh nhân quốc tế là gì? Một mặt, vì họ thường trao đổi với các viên chức chính quyền được đào tạo trong ngành kinh tế, họ phải chuẩn bị nói ngôn ngữ của họ. Khi họ độ trình các dự án cần có sự phê chuẩn của chính quyền, các doanh nhân phải cân nhắc một điều là các dự án phải được trình bày bằng các thuật ngữ nghe có vẻ kinh tế, bởi lẽ các dự án ấy chắc chắn phải do các nhà kinh tế nghiên cứu và thường cần có sự phê chuẩn của họ. Các nhà nghiên cứu thị trường đang đưa các dự án lớn cho các bộ phận kế hoạch của chính phủ nghiên cứu cũng cần biết rằng yếu tố quyết định hiện nay là hiệu quả kinh tế hơn là sự vững mạnh đơn thuần về tài chính. Hơn nữa, như bạn đã thấy trong trường hợp ở Chi Lê, một kiến thức về các khái niệm kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực mậu dịch quốc tế, phát triển và đầu tư, thường sẽ cung cấp trang bị một cái nhìn sâu sắc về hành động của chính phủ trong tương lai.
Viết bình luận