Cộng đồng Châu Âu (EC)
Mục lục nội dung
MARSHALL PLAN được lấy theo tên của vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ GEORGE C.MARSHALL, đă đề nghị sử dụng vốn liếng của Hoa Kỳ và hợp tác trong việc tái thiết lại châu Âu sau thế chiến thứ 2.
1. Bối cảnh
Hậu quả của thế chiến thứ hai, Châu Âu phải lê những bước khó nhọc do chiến trận và cống hiến mọi nỗ lực đầu tư cho chiến tranh. Để hỗ trợ các nước châu Âu lấy lại thế đứng của mình cũng như khuyến khích chính phủ các nước thân thiện. Ngoại trưởng Hoa Kỳ George C. Marshall đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ tài chính và cộng tác với các nước châu Âu trong việc tái thiết đất nước họ.
Cái tên KẾ HOẠCH MARSHALL vì thế đã được khai sinh và đã có thành công mạnh mẽ. Kế hoạch đã đi vào hoạt động năm 1948 và vào khoảng quý I năm 1950, sản xuất công nghiệp của châu Âu đã đạt được 138% vượt qua mức đạt được trong năm hòa bình cuối năm 1938. Các nước châu Âu đã đạt được thành công này do cộng tác với nhau và họ vẫn tiếp tục làm như thế. Một cột mốc trong mối quan hệ này là Hiệp ước Rome ký kết năm 1957 với việc thành lập Cộng đồng châu Âu (EC), (đôi khi cũng được gọi là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hoặc thị trường chung Âu châu). Sáu thành viên thị trường chung đẩu tiêu là Bỉ, Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Ý, Luxembourg (Lục Xâm Bảo) và Hà Lan. Theo thứ tự thời gian, các nước kế tiếp ký hiệp ước là Đan Mạch, Ireland, vương quốc Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đạt tổng số 12 thành viên.
Mục tiêu của EC là loại bỏ các chướng ngại mậu dịch trong số các thành viên và hợp tác dưới nhiều hình thức. Bỉ được thiết lập làm tổng hành dinh, nơi đồn trú của Ủy ban EC. 17 ủy viên mỗi người có trách nhiệm về từng lĩnh vực, tương đương chức vụ trong nội các của Hoa Kỳ: Lao động, vận tải, mậu dịch v.v...
Bộ phận ấn định chính sách của EC là Hội đồng Bộ trưởng. Các vị Bộ trưởng Ngoại giao của 12 nước thành viên họp định kỳ để thiết lập chính sách được thi hành do các úy viên và viên chức Châu Âu khác là bộ máy làm Việc tại Bỉ.
Nghị viện của châu Âu (một bộ phận của EC) có trụ sở tại STRASBOURG và bầu cử phổ thông do các cử tri trong mỗi nước thành viên. Có quyền lực rộng rãi nhưng rất thẳng thừng (ví dụ: như có thể sa thải tất cả các ủy viên nhưng không được ít hơn và nó có thể biểu quyết vấn đề liên quan đến toàn bộ ngân sách EC mà không phải một phần ngân sách). Có một lần Nghị viện đã biểu quyết về vấn đề Ngân sách - gây ngạc nhiên cho mọi người, từ đó Ủy ban và ban ngành khác đã lưu ý Nghị viện nghiêm chỉnh hơn. Một số người cho rằng nếu ban cho Nghị viện các quyển lực rộng rãi hơn và thận trọng hơn, nó có thể trở thành trung tâm một nước Hoa Kỳ quyền lực của châu Âu. Đạo luật Châu Âu Độc Nhất năm 1987 đã trao cho nghị viện những số quyền lực để điều chỉnh về luật pháp do Ủy ban soạn thảo.
Tòa tư pháp của EC quyết định trong mọi trường hợp phát sinh ra từ hiệp ước ROME và quyền hạn của nó thay thế quyền hạn của Tòa Án của các nước thành viên. Vì hiệp ước bao trùm mọi vấn đề và càng ngày các vụ kiện được Tòa Tư Pháp giải quyết đà làm cho ảnh hưởng của mình phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1957 cho tới đầu những năm 1970, sự hợp tác liên tục và sự tiến bộ mạnh mẽ trong vấn đề loại bỏ các hàng rào thuế quan giữa các nước của EC. Đến khi chế độ trao đổi ngoại tệ BRETTON WOODS sụp đổ, giá dầu của OPEC lại tăng cao, lạm phát, thất nghiệp và suy thoái đã bấu chặt EC, sự tiến bộ đả chậm lại đáng kể. Cộng đồng đã suy yếu trong nhiều năm, đến khi nó nảy bật trở lại với Phương án 1992. EC mới lấy lại sức mạnh kinh tế và kỹ nghệ của mình. EC là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. EC chỉ thua kém Hoa Kỳ về quy mô tổng sản phẩm quốc nội của nó, và nó chiếm 20% mậu dịch thế giới, so với 14% đổi với Hoa Kỳ và 9% với Nhật Bản.
2. EC năm 1992
Như đã nêu rõ, EC sẵn có sức mạnh to lớn của mình. Bây giờ nó đã lao vào phương án 1992. mà có thể sẽ tạo cho nó một sức mạnh khủng khiếp hơn. Các mục tiêu là để xóa bỏ tất cả các biên giới giữa 12 nước thành viên sao cho con người, vốn liếng và hàng hóa có thể di chuyển tự do, định cư, làm việc và được sử dụng hay bán bất kỳ nơi đâu từ Hy Lạp ở phía Đông cho đến Ireland ở phía Tây.
Việc này đã cho lời hứa hẹn hấp dẫn đến các Công ty châu Âu cũng như các Công ty của Nhật Bản, Hoa Kỳ được thiết lặp trong khối EC, Nó cũng làm tăng nỗi sợ hãi bên ngoài EC và khi các hàng rào nội bộ đã hạ thấp, thì các hàng rào ngoại vi có thể lại được nâng lên, do đó đã tạo nên một châu Âu pháo đài.
3. EC-US: Mối quan hệ Cộng sinh
Trước 1992, Hoa Kỳ và EC có tầm quan trọng đối với nhau. Ví dụ như khối 12 nước EC đã mua trên 25% tổng số hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 1987 - hơn cả Canada và gấp 2 lần Nhật Bản. Về mậu dịch thế giới, EC là khách hàng lớn nhất của Mỹ, năm 1988 mậu dịch giữa EC và Hoa Kỳ vào khoảng 160 tỷ $. Sự thâm thủng mậu dịch Hoa Kỳ với EC đã sụt dần từ 26,4 tỷ $ năm 1986 đến 24,3 tỷ $ năm 1987 là một điểm sáng trên bức tranh thâm thủng mậu dịch US đen tối. Trên bình diện đầu tư, hơn 40% đầu tư Hoa Kỳ là từ EC. Đây là các cuộc đầu tư nước ngoài đáng kể nhất của Mỹ.
Các thị trường tiền và vốn của châu Âu đã trở thành nguồn chính của các quỹ Công ty Hoa Kỳ, đối đầu với các thị trường nội địa Hoa Kỳ. Mặt khác, quá nhiều công ty châu Âu tăng tiền trong thị trường Hoa Kỳ đến nỗi trên 200 tỷ $ vốn phía bên này Đại Tây Dương trao đổi mỗi năm đã tạo nên một mạng lưới tài chính bên kia Đại Tây Dương. Các công ty của cả hai lục địa dựa vào mạng lưới này để nâng vôn, đa dạng hóa các nguy cơ, quản lý nợ nần, tài trợ xuất nhập khẩu và các mục đích khác.
Các kiểu cộng sinh như vậy phải được hoan nghênh trước khi chúng ta có thể dự đoán thông minh hơn về ảnh hưởng của EC năm 1992 ở Mỹ. Cũng như vậy, là các doanh nhân lớn nhất thế giới, EC và Hoa Kỳ cùng chung các trách nhiệm chủ yếu về sự tăng trưởng trong tương lai của nền mậu dịch tự do dưới sự bảo hộ của Hiệp ước GATT.
4. Châu Âu pháo đài?
Mặc dầu mối liên hệ chặt chẽ sẵn có giữa EC, Hoa Kỳ và các nước khác hướng ra khỏi khuynh hướng chủ nghĩa biệt lập, có nhiều lực lượng mạnh mẽ vẫn tiến hành chế độ bảo hộ mậu dịch trong EC. Một số người cho rằng các công ty lớn Mỹ và Nhật không phải là người thụ hưởng một thị trường châu Âu 323 triệu do các Công ty châu âu tạo nên. Xe hơi, dệt và các ngành kinh doanh khác đang vận động bảo trợ mậu dịch và các quốc gia có nền kinh tế yếu kém ( như là Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) rút ra kết luận rằng các ngành công nghiệp của họ phải được bảo hộ "tạm thời".
WILL DE CLERCQ, Ủy viên EC phụ trách ngoại thương, phát biểu rằng các nước không phải thành viên phải trao quyền "tương trợ" cho các công ty thuộc EC trong thị trường của họ trước khi EC cho phép các công ty nước họ hoạt động trong thị trường EC. Nhưng vẫn chưa có một định nghĩa rõ rệt về quyền "tương trợ" (reciprocal) này,
Phỏng đoán chính xác nhất là sẽ có một CHÂU ÂU PHÁO ĐÀI, nhưng không phải là một pháo đài vững chắc. Các công ty từ các nước không là thành viên có thiết lập buôn bán với EC vào cuối năm 1992 có lẽ sẽ được phép cạnh tranh cứ như họ là công ty châu Âu, nhưng các nước chủ nhà của các công ty có thể phải trao một số quyền tương trợ cho các công ty thuộc EC.
5. Phương án 1992 sẽ thành công?
Những trở ngại đối với thành công thật là khủng khiếp. Mỗi nước trong số 12 nước có lịch sử và lòng trung thành, ngôn ngữ và văn hóa riêng rẽ độc nhất của mình. Các chính sách thuế khóa của họ và định mức cũng đa dạng. Có 12 chính phủ có chủ quyền thực sự, mỗi chính phủ lại có quyền lực, chính sách và tiền tệ riêng của mình.
Tuy nhiên, tiến bộ thực sự vẫn thực hiện được và PHƯƠNG ÁN 1992 có đà tiến triển. Các công ty trở thành những nhà cạnh tranh mua, sát nhập, hoặc tiến hành liên doanh để tạo cho mình đủ lực lượng có thể cạnh tranh hữu hiệu trong thị trường mở rộng bao la, Vào tháng 6/1988, 12 chính phủ nước thành viên đã tự cam kết về chuyển vốn tự có trong phạm vi khối EC và sẽ được hoàn tất vào khoảng năm 1990. Hệ thống tiền tệ châu Âu, trở thành tiền tệ EC tiêu chuẩn, thay thế cho các loại tiền tệ của từng quốc gia.
Dự đoán chính xác nhất là sẽ không có Hoa Kỳ của châu Âu vào khoảng cuối năm 19S12, nhiều sự hợp nhất đến lúc đó sẽ đạt được kết quả quan trọng hơn, nỗ lực hướng đến sự thống nhất vẫn sẽ tiếp tục. EC năm 1992 sẽ có được quyền lực nổi bật mà Nhật, Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới phải chấp nhận.
Viết bình luận