Chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế (IPLC)

Chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế là một học thuyết giải thích tại sao 1 sản phẩm thoạt đầu là hàng xuất khẩu của một quốc gia cuối cùng lại trở thành hàng nhập khẩu.

Chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế IPLC

Sự tiếp cận này, liên quan đến chu kỳ sinh tồn sản phẩm, đến vai trò đổi mới trong các mô hình mậu dịch. Khái niệm có thể được ứng dụng cho việc giới thiệu sản phẩm mới của các Hãng trong bất kỳ quốc gia công nghiệp hóa nào, nhưng do có nhiều sản phẩm mới đã được giới thiệu thành công trên bình diện thương mại tại Hoa Kỳ, chúng ta hãy xem xét chu kỳ sinh tồn sản phẩm quốc tế khi nó ứng dụng vào quốc gia này. Bốn giai đoạn sau đây mà 1 sản phẩm mời thường trải qua:

1. SỰ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI HOA KỲ

Vì Hoa Kỳ có số lượng lớn người tiêu thụ có thu nhập cao trên thế giới, sự cạnh tranh khách hàng rất gay gắt. Vì thế các nhà sản xuất phải nghiên cứu liên tục các phương cách tốt hơn để thỏa mãn các nhu cầu khách hàng. Để cung cấp sản phẩm mới, các công ty cần duy trì các phòng thí nghiệm phát triển và nghiên cứu rộng lớn, phải có sự tiếp xúc thường xuyên các nhà cung ứng vật tư mà họ cần để phát triển 1 sản phẩm mới. Vấn đề ở chỗ người cung ứng cũng ở trong quốc gia này thuận tiện cho việc tiếp xúc. Trong các giai đoạn đầu của chu kỳ sản phẩm. Do tiếp cận thị trường, Ban quản trị có thể phản ứng nhanh chóng với sự hồi phản của khách hàng. Các nhân tố này kết hợp tạo cho Hoa Kỳ trở thành những người đi đầu trong việc giới thiệu sản phẩm mới. Chỉ trong chốc lát, các hãng Hoa Kỳ trở thành những nhà sản xuất duy nhất của sản phẩm; các khách hàng nước ngoài vì họ biết rõ về sản phẩm sẽ phải mua hàng của các Hãng Hoa Kỳ. Từ đó thị trường xuất khẩu phát triển.

2. SẢN XUẤT NƯỚC NGOÀI BẮT ĐẦU

Các người tiêu thụ nước ngoài đặc biệt là những người trong các nước phát triển, có những nhu cầu tương tự và cũng có khả năng mua sản phẩm. Khối lượng xuất khẩu tăng và trở nên rộng lớn đủ để hỗ trợ cho nền sản xuất nội địa. Nếu người đổi mới là 1 hẫng đa quốc gia, hãng sẽ gửi cho các chi nhánh của mình những thông tin về sản phẩm mới với toàn bộ chi tiết về cách sản xuất ra sản phẩm ấy. Nếu hãng không có chi nhánh, đại lý, các doanh nhân ngoại quốc, vì họ biết về sản phẩm, sẽ nhận licence về sản xuất. Việc sản xuất ở nước ngoài bắt đầu. Các hãng Hoa Kỳ vần tiếp tục xuất khẩu đến các thị trường đó nơi không có sản xuất sản phẩm này nhưng dù sao sự tăng trưởng xuất khẩu sẽ bị giảm sút.

3. CẠNH TRANH NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Sau đó, vì các nhà sản xuất nước ngoài đi sau đã đạt được kinh nghiệm trong tiếp thị cũng như sản xuất, do đó giá thành của họ sẽ hạ thấp.

Cạnh tranh nước ngoài trên thị trường xuất khẩu

Sự bão hòa tại thị trường nội địa đã khiến cho họ phải đi tìm kiếm người mua ở các nơi khác. Ngay cả họ có thể bán rẻ hơn giá của nhà sản xuất ở Hoa Kỳ nếu họ được hưởng lợi điểm về chi phí lao động và nguyên vật liệu. Trong giai đoạn này, các hãng nước ngoài đang cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, do vậy các doanh vụ xuất khẩu của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giảm sút.

4. CẠNH TRANH NHẬP KHẨU HÀNG TẠI HOA KỲ

Nếu các doanh vụ nội địa và xuất khẩu có thể giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài đạt được lợi điểm sản xuất họ có thể cạnh tranh về chất lượng và bán dưới giá các hãng Hoa Kỳ trong thị trường Hoa Kỳ. Từ đó trở đi, thị trường Hoa Kỳ chỉ còn nhập khẩu hàng vào mà thôi.

Các tác giả của khái niệm chu kỳ sinh tồn của một sản phẩm cũng nêu rằng chu kỳ này có thể lặp lại khi các nước kém phát triển với chi phí nhân công thấp hơn do đó được giá thành sản phẩm thấp hơn và cạnh tranh với những hàng đã cạnh tranh với Hoa Kỳ trước đây.

Đối với các quốc gia đang tiến triển về quy mô lợi điểm đối chiếu, hàng xuất khẩu của họ có thể bổ sung hàng xuất khẩu các nước đang phát triển đến mức độ cao hơn.... Một trường hợp thuộc điểm này là Nhật Bản, mà lợi điểm đối chiếu của họ đã chuyển dịch về hướng xuất khẩu hàng có vốn đầu tư cao. Đến lượt các nước đang phát triển có sự ưu đãi về vốn nhân lực cao tương đối, như Triều Tiên và Đài Loan có thể chiếm vị trí xuất khẩu sản phẩm thiên về vốn nhân lực của Nhật Bản, các nước có ưu đãi về vốn vật chất khá cao, như Brazil và Mexico, có thể chiếm vị trí xuất khẩu sản phẩm thiên về vốn vật chất của Nhật Bản. Cuối cùng thì các nước có mức phát triển thấp có thể hất cẳng các nước ở mức trung, trong xuất khẩu hàng hóa thiên về hướng lao động tay nghề cao.

Viết bình luận