Lịch sử doanh thương quốc tế
Mục lục nội dung
Mậu dịch quốc tế và công ty quốc tế không phải là những lĩnh vực mới của doanh thương. Ngay cả trước công nguyên, thương nhân vẫn gửi đại diện ra nước ngoài để bán hàng của họ. Công ty Đông Ấn của Anh, một công ty thương mại được thành lập năm 1600, đã thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài, như là một số thương gia ở thuộc địa Mỹ vào thập niên 1700. Những ví dụ ban đầu của sự đầu tư trực tiếp của Mỹ ở nước ngoài là những nhà máy tại Anh được thiết lập bởi hàng sản xuất súng cầm tay Colt và hãng Ford y không dính dáng gì đến Henry Ford. (cao su lưu hóa) được xây dựng trước thời Nội chiến, Tuy nhiên cả hai hoạt động này đều thất bại chỉ sau ít năm.
Cuộc kinh doanh thành công đầu tiên của Mỹ đi vào lĩnh vực sản xuất ở nước ngoài là nhà máy tại Scotland do hãng máy may Singer xây dựng năm 1868. Đến năm 1880, Singer đã trở thành một tổ chức kinh doanh hải ngoại nối tiếng với nhiều nhà máy sản xuất ở nước ngoài. Các công ty khác tiếp nối và đến năm 1914, ít nhất 37 công ty Hoa Kỳ đã có cơ sở sản xuất tại hai địa điểm ở nước ngoài hoặc nhiều hơn. Vào lúc đó, đầu tư trực tiếp ở nước ngoài của Mỹ là $2,65 tỷ, hoặc khoảng 7% tổng sản phẩm quốc gia. Hãy lưu ý là mặc dù đầu tư trực tiếp ở nước ngoài của Mỹ đã lên tới $309 tỷ vào năm 1987, tỷ lệ so với tổng sản phẩm quốc gia cũng chỉ là 7%. Trong thời gian đó, xuất khẩu của Mỹ, lĩnh vực khác của doanh thương quốc tế, đã tăng từ 2 tỷ đôla lên 425 tỷ đô la.
Trong số những cơ sở kinh doanh đã đứng vững ở nước ngoài có National Cash Register và Burrough, với các nhà máy chế tạo tại Âu châu; Parke-Davis với một nhà máy gần Luân Đôn (1902); công ty ô tô Ford có các nhà máy lắp ráp hoặc đại lý phân phối tại 14 nước. General Motors và Chrysler đã tiếp bước không lâu sau đó và cho đến thập niên 1920, cả 3 công ty đã có những hoạt động hải ngoại tầm cỡ. Đáng chú ý là, hoàn toàn ngược lại với tình hình hiện tại, tất cả những ô tô bán tại Nhật đều do Ford và General Motor chế tạo tại Hoa Kỳ, và đưa sang Nhật dưới dạng hàng rời đế được lắp ráp tại đó. Một hãng khác cũng sớm đầu tư ra nước ngoài là General Electric. Năm 1919 công ty dã có các nhà máy tại châu Âu, Mỹ latinh và châu Á.
Mặc dù các công ty của Mỹ vượt rất xa về đầu tư ở nước ngoài, các cổng ty Âu châu cũng đã chuyển ra hải ngoại. Friedrich Bayer mua cổ phần trong một nhà máy ở Nữu Ước vào năm 1865, sau hai năm lập nhà máy ở Đức. Kế đến, vì thuế nhập khẩu cao tại các thị trường hải ngoại, ông tiến hành thiết lập các nhà máy tại Nga (1876), Pháp (1887) và Bỉ (1908); Bayer, nay là một trong 3 công ty hóa chất lớn nhất thế giới (doanh số $21 tỷ), hoạt động tại 70 nước. Chỉ doanh số thường niên tại Hoa Kỳ đã là trên $4 tỷ. Các công ty Âu Châu khác như Unilever (Anh - Hà Lan), Nestlé (Thụy Sĩ), Philips (Hà Lan) và Imperial Chemical (Anh) cũng đã dành được chỗ đứng tại nhiều quốc gia.
Điều này cho thấy rõ ràng là các công ty đa quốc gia đại loại như vậy đã hiện diện trước cả chiến tranh thế giới thứ nhất. Vậy thì tại sao chỉ gần đây chúng mới trở thành đối tượng được bàn luận và nghiên cứu nhiều? Có sự khác biệt nào không giữa công ty doanh thương quốc tế của đầu thập niên 1900 và công ty toàn cầu hiện nay?
Công ty toàn cầu: một tổ chức ra sức tiêu chuẩn hóa các hoạt động trên khắp thế giới trong mọi lĩnh vực hoạt động.
1. Sự tăng trưởng có tính chất bùng nổ
Một sự khác biệt quan trọng là sự tăng trưởng có tính chất bùng nổ về cả quy mô lẫn số lượng của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và nước ngoài trong 3 thập niên qua. Mặc dù không có các dữ liệu về quy mô và số lượng của chúng, một bản nghiên cứu của Cộng đồng Châu Âu (EC) vào năm 1976 ước tính rằng có khoảng 10.000 công ty đa quốc gia trên toàn thế giới - 4.534 tại Châu Âu và 2.570 tại Hoa Kỳ. Cùng với sự gia tăng số lượng của các công ty toàn cầu và các công ty đa quốc gia là sự gia tăng tổng số đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đầu tư trực tiếp của nước ngoài là đầu tư đủ để nắm quyền kiểm soát quản trị một cách có ý nghĩa. Tại Hoa Kỳ 10% cổ phần là đủ; tại các nước khác, chỉ từ 20 đến 25% cổ phần mới được xem là đầu tư trực tiếp.. Số này đâ từ $105 tỷ năm 1967 tăng lên $776 tỷ năm 1987 tăng gấp 7 lần chỉ trong 20 năm. Cùng thời gian đó, FDI của Hoa Kỳ tăng từ $59 tỷ lên $260 tỷ - 4,5 lần con số của năm 1967.
Trung tâm của Liên hợp quốc về các công ty xuyên quốc cho biết đa số là các công ty cỡ trung bình với doanh số thường niên dưới $1 tỷ, 56 công ty lớn nhất đạt doanh số từ $10 tỷ đến $100 tỷ, 600 công ty đa quốc gia hoặc toàn cầu lớn nhất chiếm từ 1/5 đến 1/4 giá trị hàng hóa kinh tế thị trường thế giới. Trung tâm cũng cho biết thêm bằng tầm quan trọng của chúng với tính cách là những hãng nhập khẩu càng lớn hơn nữa. Chẳng hạn, từ 80 đến 90% xuất khẩu của Hoa Kỳ và Anh liên quan tới các công ty đa quốc gia hoặc toàn cầu. Tại Nhật Bản, chỉ 9 công ty thương mại tổng hợp đã chiếm 45,1% xuất khẩu và 76,7% nhập khẩu toàn quốc.
Do hậu quả của việc phát triển này, các chi nhánh của công ty nước ngoài đã ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống công nghiệp và kinh tế của nhiều quốc gia phát triển hoặc đang phát triển.
Tầm quan trọng đang lan ra của các công ty có chủ nước ngoài trong những nền kinh tế địa phương bị một số chính phủ xem là đe dọa đến quyền tự trị của họ. Tuy nhiên, thập niên 1980 đã chứng kiến một sự tự do hóa rõ rệt các chính sách và thái độ của các chính phủ đối với đầu tư nước ngoài tại những nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Một trong những lý do quan trọng nhất của việc thay đổi thái độ là nhận thức cho rằng hầu hết công nghệ thương mại hiện đại phát sinh từ các công ty đa quốc gia và toàn cầu. Muốn cạnh tranh trong các thị trường thế giới, các công ty tại những nước này phải có được công nghệ đó dưới hình thức đầu tư trực tiếp, mua tư bản phẩm, và quyền sử dụng nghiệp vụ chuyên môn của các công ty toàn cầu hoặc đa quốc gia .
Dù có sự thay đổi thái độ này, vẫn còn có những người công kích các công tỵ toàn cầu lớn, và họ trích dẫn các thống kê sau đây, để "chứng minh" là các chính phủ chủ nhà bất lực đối với các công ty đó.
1. Chỉ 18 quốc gia có tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng doanh thu thường niên của General Motors, công ty hoàn vũ lớn nhất thế giới.
Bảng 1-1. Xếp hạng các công ty hoàn vũ và các quốc gia theo tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng doanh thu
Hạng |
Quốc gia hay công ty |
Tổng sản lượng hoặc tổng doanh thu năm 1987 |
Tinh bằng tỷ $ | ||
18. |
Áo |
$116.7 |
19. |
General Motors |
101.8 |
20. |
Đan Mạch |
97.9 |
21. |
Phần Lan |
86.3 |
22. |
Na Uy |
81.7 |
23. |
Royal Dutch Shell |
78.3 |
24 |
Nam Phì |
77.3 |
25. |
Exxon |
76.4 |
26. |
Achentina |
75.8 |
27. |
Ford Motor |
71.6 |
28. |
Ả Rập Sau đi |
68.7 |
29. |
Indonexia |
66.0 |
30. |
Thổ Nhĩ Kỳ |
65.4 |
31. |
Ba Lan |
63.8 |
32. |
Angiêri |
63.1 |
33. |
Nam Tư |
60.5 |
34. |
IBM |
54.2 |
35. |
Mobil |
51.2 |
36. |
Vênêxuêla |
48.3 |
37. |
Thái Lan |
46.8 |
38. |
Hy Lạp |
46.7 |
39. |
Hồng Kông |
46.2 |
40. |
Brỉtish Petroleum |
45.2 |
41. |
Pêru |
44.6 |
42. |
Toyota Motor |
41.5 |
43. |
IRI (Ý) |
41.3 |
44. |
General Electric |
39.3 |
45. |
Daimler-Benz |
37.5 |
46, |
Bồ Đào Nha |
34.9 |
47. |
Pakixtang |
34.6 |
48. |
Texaco |
34.4 |
49. |
Philippỉn |
34.3 |
50. |
Colombia |
33.6 |
2. Tổng doanh số của GM vượt quá con số tổng thu nhập quốc dân của 52 nước
Theo như bảng 1-2 cho thấy, những ý kiến trên hẳn là xác thực. Nếu các quốc gia và các công ty công nghiệp được xếp hạng theo tổng sản phẩm quốc gia và tổng doanh số, thị 48 trong số 100 công ty hàng đầu có tên trên danh sách là những công ty công nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rằng, bất kể tầm vóc của công ty mẹ ra sao, các công ty con đều hoạt động dưới quyền hạn của chính phủ nước chủ nhà. Các chi nhánh của các công ty này phải tuân thủ luật lệ địa phương, bằng không sẽ bị truy tố hoặc thậm chí bị truất hữu. Ví dụ: sự mất đi các công ty con của Pfizer và ITT ở Chile và sự tịch biên tài sản của Dow Corning tại Venezuela. Đáng lưu ý là mối đe dọa truất quyền sở hữu đã giảm bớt trong thập niên 1980. Trong thời kỳ 1970-1975 có 336 hành vi truất quyền sở hữu, những từ 1980 đến 1985, chỉ có 15. Hầu hết các bất đồng này được giải quyết bởi hình thức trọng tài.
Bảng 1-2
Hạng |
Quốc gia / công ty |
Tổng / Tổng doanh số năm 1987 (tính bằng $) |
51. |
AT&T |
33.6 |
52. |
Ixrael |
33.6 |
53. |
Ai Cặp |
32.8 |
54. |
Niu Di Lân |
30.6 |
55. |
DuPont |
30.5 |
56. |
Volkswagen |
30.4 |
57. |
Hitachi |
30.3 |
58. |
Fíat |
29.6 |
59. |
Malaixia |
29.2 |
60. |
Siemens |
27.5 |
61. |
Matsushita |
27.3 |
62. |
Unilever |
27.1 |
63. |
Chrysler |
26.3 |
64. |
Philips |
26.0 |
65. |
Chevron |
26.0 |
66. |
Aílen |
25.8 |
67. |
Nissan Motor |
25.7 |
68. |
Cô Oét |
25.6 |
69. |
Hungari |
25.1 |
70. |
Renault |
24.5 |
71. |
ENI(Italia) |
24.2 |
72. |
Xyri |
23.7 |
73. |
Nestlé |
23.6 |
74. |
Nigiêria |
23.4 |
75. |
U.A.E |
23.3 |
76. |
BASF (Đức) |
22.4 |
77. |
Phillip Morris |
22.3 |
78. |
CGE (Phàp) |
21.2 |
78. |
Eli Aquítaỉne |
21.2 |
79. |
Samsung (Korea) |
21.1 |
80. |
Bayer |
20.7 |
Ghi chú: Không gồm các quốc gia không báo cáo TSPQD cho ngân hàng thế giới.
Số liệu được lấy từ Ngân hàng thế giới, các Biểu thế giới 1988-89 (Washington DC 1989) "50 công ty công nghiệp lớn nhất thế giới" Fortune, 1/8/1988 trang D3-D4.
Truất quyền sở hữu và các vấn đề có liên quan được đề cập đến ở Chương 10 và 11.
2. Sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ trung tâm
Một khác biệt quan trọng thứ hai giữa công ty toàn cầu hiện đại và công ty quốc tế thuở xưa là sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều của công ty mẹ đối với các công ty con. Dù các công ty con ở rải rác khắp thế giới, ban quản trị điều hành tại trụ sở ở trong nước phối hợp, tổng hợp và phân tích các hoạt động của chúng. Có được sự kiểm soát như thế là nhờ có phương tiện chuyển vận nhanh chóng bằng máy bay và nhờ khả năng nhanh chóng truyền đi và phân tích những số lượng thông tin lớn qua điện thoại, telex, fax và máy điện toán.
Trước kia, đi nước ngoài bằng tàu thuyền, liên lạc chủ yếu bằng thư, mỗi lần thông tin đến được cơ quan chỉ huy trong nước phải mất nhiều ngày để xử lý rồi ban lãnh đạo cấp cao mới quyết định được. Trong những điều kiện đó ít có khả năng phối hợp chặt chẽ các hoạt động giữa công ty mẹ và các công ty con ở nước ngoài nên các công ty con tại địa phương được dành cho một mức độ độc lập lớn. Ngoài ra, phương tiện vận chuyển nghèo nàn giữa các nước và sự ngăn cản của hàng rào mậu dịch thuế quan khiến cho một công ty tại một nước khó bán sản phẩm của mình sang nước khác. Điều này có nghĩa ít có nhu cầu để hợp nhất chặt chẽ; do vậy mỗi công ty con có khuynh hướng hoạt động tại thị trường nội địa của riêng mình.
Tuy nhiên, những điều này đang đổi thay. Việc thành lập những nhóm thị trường khu vực chẳng hạn cộng đồng Âu châu và Hiệp hội tự do mậu dịch châu Âu, cũng như những cải tiến trong các phương tiện vận chuyển đã khiến cho sự buôn bán giữa các nước dễ dùng hơn. Do vậy, sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ trung ương là cần thiết và có thể thực hiện.
3. Phản ứng của các nước chủ nhà
Nước chủ nhà là quốc gia mà tại đó một chi nhánh của công ty nước ngoài được thiết lập.
Ngay từ đầu thập niên 1950, chính phủ các nước chủ nhà đã nhận thức được rằng việc thiết lập ngày càng nhiều doanh nghiệp kiểm soát bởi những ban quản trị ở ngoài thẩm quyền của mình đưa đến hậu quả là các công ty con tại địa phương có thể theo đuổi những mục tiêu đối nghịch với các mục tiêu của chính phủ. Điều này, theo họ, sẽ làm suy yếu chủ quyền quốc gia,
Chẳng hạn, nếu các nhà lãnh đạo chính quyền cho rằng cần phải thiết lập một chính sách tiền tệ chặt chẽ, do vậy giới hạn số vốn dành cho việc phát triển công nghiệp, họ sợ rằng các công ty con thuộc sở hữu nước ngoài có thể làm đảo lộn các kế hoạch của chính phủ bằng cách đưa vốn từ nước ngoài vào. Nếu họ muốn tăng thuế để giảm mãi lực, các chủ nhân khiếm diện có thể chuyển sản xuất đi nơi khác và do đó nguồn cung cấp công ăn việc làm có thể bị mất.
Trong khi các chính phủ phấn đấu để cung cấp thêm nhiều hạ tầng cơ sở, như xa lộ, các cơ sở giáo dục, nhà ở và vô số yếu tố của một mức sống cao hơn, họ cần phải có thêm ngoại tệ. Các nỗ lực này sẽ bị suy yếu bởi bất cứ điều gì làm giảm nguồn ngoại tệ, chẳng hạn như lệ phí trả cho người nước ngoài về các dịch vụ quản lý và trợ giúp kỹ thuật, hoặc các quy định của hội sở ở công ty mẹ cấm các công ty con xuất khẩu hoặc mua nguyên liệu giá thấp tại thi trường tự do thay vì từ công ty mẹ.
Những ảnh hưởng này phổ biến đến mức nào chưa rõ. Công ty đa quốc gia là một khái niệm mới và các hoạt động của nó chưa được hiểu trọn vẹn. Để có thể đối phó với các ảnh hưởng đó, các chính phủ phải hiểu về chúng hơn nữa, Vào đầu thập niên 1970, nhiều tổ chức quốc gia, và quốc tế đã nghiên cứu loại hình tổ chức kinh doanh mới này. LHQ thiết lập một ủy ban về các công ty xuyên quốc gia, chuyên thông tin và nghiên cứu để giải quyết, các vấn đề liên quan đến các hoạt động các doanh nghiệp đa quốc. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức nhằm đào tạo các viên chức chính phủ thương thuyết với các hãng xưởng đó. Trên khắp thế giới, các chuyên gia của chính quyền, các nhà nghiên cứu các cây bút về doanh thương cho ấn hành sách về các mặt khác nhau của công ty đa quốc gia.
Viết bình luận