Phân tích rủi ro đầu tư

Khi lựa chọn và quyết định tài sản đầu tư, doanh nghiệp phải đánh giả hiệu quả tài chính của từng tài sản đầu tư thông qua các chỉ tiêu; Thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần, suất sinh lợi nội bộ, điểm hoà vốn. Các chỉ tiêu đó được xác định dựa trên cơ sở những chi phí chắc chắn phải bỏ ra và thu nhập kỳ vọng sẽ thu được. Tuy nhiên, thu nhập là một yếu tố rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của thị trường. Vì vậy, việc phân tích rủi ro đầu tư là cần thiết...

Phân tích rủi ro đầu tư trong Phân tích và dự báo rủi ro trong doanh nghiệp

Đầu tư vào các tài sản là việc bỏ ra một lại ích chắc chắn và hiện thực để kỳ vọng một lợi ích trong tương lai không chắc chắn.

Rủi ro của đầu tư đối với người đầu tư chính là tính không chắc chắn về giá trị các lợi ích mà các tài sản đầu tư mang lại tại một thời điểm trong tương lai.

Mục tiêu của người đầu tư là thu lợi suất dự kiến. Song, thực tế người đầu tư khó có thể đạt được lợi suất này trên những tài sản đầu tư. Do vậy, để có thể đạt được lợi suất kỳ vọng, người đầu tư phải đánh giá, lượng hóa các rủi ro của từng loại tài sản và tìm cách giảm thiểu chúng.

Vấn đề mấu chốt đặt ra là sử dụng phương pháp nào để đánh giá rủi ro của một tài sản và danh mục tài sản? làm thế nào để giảm bớt mức độ rủi ro? Chúng ta sẽ bắt đầu giải quyết các câu hỏi này từ việc nghiên cứu rủi ro của một tài sản.

Rủi ro của một tài sản đầu tư: Được đo bằng phương sai và độ lệch chuẩn của lợi suất kỳ vọng. Phương sai và độ lệch chuẩn của một tài sản đầu tư nói lên sự dao động của những khả năng đạt lợi suất trên một tài sản xoay quanh lợi suất kỳ vọng.

Rủi ro của một tài sản đầu tư

Để đánh giá rủi ro của một tài sản đầu tư, người đầu tư phải thực hiện hàng loạt các phép toán thống kê tính bấp bênh của một tài sản trong một thời kỳ xác định được thể hiện bằng độ lệch chuẩn của một loạt các lợi suất của tài sản này trên một số thời kỳ nhỏ của thời kỳ đánh giá. Qua thống kê, có thể xác định được phương sai của một loạt các lợi suất đã thực hiện.

Phương sai của một tài sản được tính theo công thức như sau:

δ2(R) = \(\sum\limits_{i = 1}^n {{{(Ri - ER)}^2}} Pi\) (1)

Trong đó:

i: là các trạng thái thị trường

Pi: là xác suất xảy ra các trạng thái thị trường i; ΣPi= 1

Ri: là giá trị của lãi ròng xác định tương ứng với trạng thái thị trường i

ER: là kỳ vọng của lãi ròng; ER = \(\sum\limits_{i = 1}^n {Ri.} Pi\)

Khai căn bậc 2 phương sai, ta được độ lệch chuẩn δ(R)

δ(R) = \(\sqrt {{δ^2}(R)}\) (2)

Nếu người đầu tư sử dụng một loạt các lợi suất đã đạt được trong quá khứ và tin rằng tương lai cũng sẽ đạt được như quá khứ thì có thể đo rủi ro bằng công thức tính phương sai sau:

δ2(R) = \(\frac{1}{{N - 1}}\sum\limits_{t = 1}^n {{{({R_t} - \overline R )}^2}} \) (3)

Trong đó:

\(\overline R \) là lợi suất trung bình,

Rt là lợi suất của thời kỳ t;

Công thức để đánh giá lợi suất của Rt là:

Rt = \(\frac{{{D_t} + {P_t} - {P_{t - 1}}}}{{{P_{t - 1}}}}\)

Với Rt là lợi suất của tài sản đầu tư trong thời kỳ t, Dt là thu nhập từ tài sản mà người đầu tư nhận được trong thời kỳ t, Pt là giá của tài sản ở cuối thời kỳ t, \({{P_{t - 1}}}\) là giá của tài sản đầu tư ở cuối thời kỳ t-1.

Độ lệch chuẩn δ (R) được xác định là:

δ(R) = \({\left[ {\frac{1}{{N - 1}}\sum\limits_{t = 1}^n {{{({R_t} - \overline R )}^2}} } \right]^{\frac{1}{2}}}\) (4)

Như vậy, sẽ có nhiều cách khác nhau để đo lường mức độ rủi ro của tài sản đầu tư tùy thuộc vào các thông tin sẵn có và thái độ của người đầu tư. Trong thực tế, các nhà phân tích đầu tư thường sử dụng công thức (3) và (4). Tuy nhiên, để áp dụng các công thức này đòi hỏi sự thống kê lợi suất của tài sản trong quá khứ phải được thực hiện chuẩn xác và trong thời gian dài.

δ càng lớn thì độ lệch chuẩn của lợi suất càng lớn, tức là rủi ro của tài sản cao. Vì vậy, nếu các tài sản có cùng lợi suất kỳ vọng, tài sản nào có độ lệch chuẩn thấp nhất sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, đối với từng ngành nghề có thể có quy định tiêu chuẩn về độ lệch của lợi suất kỳ vọng, khi đó những tài sản nào có độ lệch chuẩn < tiêu chuẩn quy định thì tài sản vẫn có thể chọn.

Ví dụ 1: Trong 1 năm SXKD, có 2 tài sản đầu tư, nên lựa chọn tài sản nào với các số liệu sau:

Trạng thái thị trường

Tốt

Trung bình

Xấu

Xác suất

0,2

0,2

Giá trị lãi ròng (Tr.đ)

Tài sản A

400

300

Tài sản B

400

100

Từ số liệu trên, ta tính được kỳ vọng lãi ròng của từng tài sản như sau:

ERA = 500 x 0,2 + 400 x 0,6 + 300 x 0,2 = 400

ERB = 700 x 0,2 + 400 x 0,6 + 100 x 0,2 = 400

Như vậy, ER của 2 tài sản là như nhau, theo công thức (2) ta tính độ lệch chuẩn của từng tài sản như sau:

δA = \(\sqrt {{{{\text{(500 - 400)}}}^{\text{2}}}{\text{x0,2 + (400 - 400}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{x0,6 + (300 - 400}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ x0,2 }}} \) = 63,24

δB = \(\sqrt {{\text{ (700 - 400}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ x0,2 + (400 - 400}}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{ x0,6 + (100 - 400 }}{{\text{)}}^{\text{2}}}{\text{x0,2 }}} \) = 189,72

Vậy δB>δA? tức là tài sản B có độ lệch chuẩn cao hơn tài sản A, tài sản B rất nhạy cảm trước sự biến động của thị trường, cho nên nếu phải chọn một trong hai tài sản thì trong trường hợp này nên chọn tài sản A.

Viết bình luận