Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là bán 1 sản phẩm ra nước ngoài thấp hơn giá thành sản xuất hoặc giá cả lại thị trường nội địa.

Bán phá giá

Nhà sản xuất nước ngoài có thể thực hiện hành động này vì họ muốn bán số sản phẩm sản xuất trội mà không gầy phá giá trong thị trường nội địa, hoặc có thể hạ thấp giá xuất khẩu đổ ép các nhà sản xuất trong nước của nước nhập hàng phải phá sản. Nhà xuất khẩu chờ nâng giá trong thị trường khi nào đạt được mục tiêu. Đây là việc bán giá theo lối cướp bóc.

Tại Hoa Kỳ, khi nhà sản xuất tin rằng nhà sản xuất nước ngoài, đang bán phá giá 1 sản phẩm, họ có thể yêu cầu Bộ Thương mại thực hiện cuộc điều tra sơ bộ. Nếu Bộ Thương mại nhận thấy rằng các sản phẩm đã bị phá giá, vụ việc sẽ được đưa ra Uy hội Mậu dịch quốc tế để quyết định rằng hàng nhập khẩu có gây tổn hại cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ hay không. Nếu Uy hội xét thấy thực sự có vấn đề đó, quan thuế Hoa Kỳ sẽ được phép đánh thuế chống phá giá.

Hầu hết các chính phủ đã trả đũa khi việc bán phá giá gây tổn hại nền công nghiệp trong nước. Ví dụ như EC đã ấn định mức thuế phá giá từ 23% lên đến 43% trên các máy in của máy vi tính Nhật khi các nhà điều tra khám phá ra rằng chúng bị đánh mức giá thấp hơn 20% trong các nước EC hơn tại Nhật.

1. Bù lỗ xuất khẩu

Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ thường sẽ cấp khoản bù lỗ xuất khẩu bằng cách giảm mức thuế đánh trên lợi tức xuất khẩu hạ phí vận chuyển cho các hãng vận tải của chính phủ, tỷ giá hối đoái ưu đãi cho các nhà xuất khẩu khi họ nhập trang thiết bị cơ bản. Các hành động như thế có thể thúc đẩy các nhà cạnh tranh tại nước nhập khẩu yêu cầu chính phủ họ ấn định các khoản thuế. Bù trừ tương đương với khoản tiền bù lỗ hay với mức chênh lệch giữa giá bán phá giá và giá thị trường nội địa.

2. Thuế bù trừ

Là các khoản thuế đánh trên hàng nhập khẩu để hỗ trợ cho các khoản bù lỗ hàng xuất khẩu.

3. Các loại hạn chế mậu dịch

Các hạn chế nhập khẩu thường được phân loại thành các hàng rào thuế quan (thuế nhập khẩu) và phi thuế quan.

4. Thuế quan

Là các mức thuế đánh trên hàng nhập khẩu vì mục đích làm tăng giá của hàng nhập để làm giảm sự canh tranh với các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích nền sản xuất tại nội địa.

Viết bình luận